Nhiều mặt hàng thép không gỉ nhập khẩu vào Việt Nam sẽ bị đánh thuế. Ảnh: Đầu tư chứng khoán
Cụ thể, thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ chịu mức thuế chống bán phá giá Cuộn Inox 304. BA từ 4,64 – 6,87%; nhập từ Malaysia là 10,71%; nhập từ Đài Loan từ 13,79 – 37,29%. Trong số đó, thép không gỉ cán nguội nhập từ Indonesia bị đánh thuế thấp nhất, 3,07%.
Theo đó, việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá căn cứ vào hồ sơ điều tra của các doanh nghiệp Việt Nam từ năm 2012 đến nay.
Theo quyết định sẽ áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội, ở dạng cuộn hoặc tấm với độ dày nhỏ hơn hoặc bằng 3,5mm. (được ủ hoặc xử lý nhiệt bằng phương pháp khác và ngâm hoặc được cạo gỉ để loại bỏ tạp chất dư thừa trên bề mặt). Những sản phẩm này có thể được tiếp tục xử lý (được cắt hoặc xẻ) với điều kiện là quá trình đó không làm thay đổi các đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm.
Quyết định trên cũng nêu rõ thuế chống bán phá giá sẽ được áp dụng trong vòng 5 năm kể từ khi có hiệu lực. Sau 1 năm áp thuế, các bên liên quan có quyền yêu cầu rà soát thuế chống bán phá giá theo quy định.
Trong trường hợp mức thuế chống bán phá giá cuối cùng thấp hơn mức thuế chống bán phá giá sơ bộ, doanh nghiệp được hoàn mức thuế chênh lệch. Và trong trường hợp ngược lại, doanh nghiệp không bị truy thu mức thuế chênh lệch.
Trình tự thủ tục áp dụng các biện pháp chống bán phá giá được thực hiện theo pháp luật về chống bán phá giá Việt Nam và hướng dẫn thu nộp thuế chống bán phá giá của Bộ Tài chính, căn cứ theo quy định pháp luật về quản lý thuế và các quy định pháp lý liên quan khác.
Sản phẩm thép không gỉ được ứng dụng vào các ngành sản xuất đồ gia dụng (bồn rửa bát, đồ nội thất dạng ống, hệ thống nước nóng, bồn tắm… Cuộn Inox 304. BA), các bộ phận của xe hơi, vật liệu xây dựng, dụng cụ làm bếp, bộ đồ ăn (xoong, nồi, dao, dĩa), bồn nước...
Trước đó, từ năm 2013, một số doanh nghiệp sản xuất thép không gỉ của Việt Nam đã kiện 4 quốc gia và vùng lãnh thổ bán phá giá ở Việt Nam, làm thiệt hại sản phẩm trong nước. Các doanh nghiệp Việt đã kiện ra Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương). Theo quy định, khi có kiện, sẽ áp thuế chống bán phá giá tạm thời; sau điều tra và chứng minh có bán phá giá, sẽ áp thuế bán phá giá.
Quyết định có hiệu lực thi hành sau 30 ngày kể từ ngày ký.
Nguồn tin: Tiền phong |